Cách đây ba mươi năm, hồi làn sóng người tỵ nạn mới đến Úc. Người ta khi gặp nhau thường hay nói đến chuyện mua được xe mới, xe nhập, nhất là các thanh niên thì tràn đầy hy vọng là có phương tiện để chở người yêu đi lễ, đi làm hay đi chơi và sau đó là hy vọng cưới được người mình yêu. Dần dần cuộc sống ổn định, người ta khi gặp nhau thì lại hỏi thăm nhau về việc mua nhà, nhà gạch hay nhà cây, và ở vùng nào .

 
Tình yêu đã xuất hiện từ khi chưa có muôn lòai, chính vì yêu mà Thiên Chúa đã sáng tạo nên đất trời, cho muôn loài được sinh sống trên khắp thế gian này. Con người nhờ tình yêu ấy mà được phát triền, sinh sôi, nẩy nở lan tràn khắp mặt đất. Vì yêu nên hai người, trai và gái mới lấy nhau, để sinh con cái, và để sống đời ở kiếp với nhau. Cũng vì yêu mà người nam quyết định về chung sống với vợ mình và từ ấy tạo nên một gia đình mới. Cũng vì yêu mà những đứa con được sinh ra chào đời, hay nói khác đi là vợ chồng sinh con cái ra trong tình yêu thương, và dạy dỗ cho chúng biết thờ phượng Thiên Chúa là Chúa trên hết các chúa. Thế nhưng chữ yêu cũng như chữ học, nó đi kèm theo với nhiều trách nhiệm. Trong trách nhiệm ấy, có đôi lúc tràn đầy đau khổ, có những lúc tràn đầy hạnh phúc, có nhiều lúc làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản, và thất vọng. Cuối cùng, cũng có người tìm cách đổi thay và trốn tránh.

 
Đó là câu hỏi của mọi học sinh ham học ở mọi lứa tuổi. Học thì phải thử thách bằng các kỳ thi trong năm học, giữa học kỳ, và cuối học kỳ. Đã có nhiều học sinh đã biểu lộ những buồn vui trên nét mặt sau những kỳ thi. Có những vui mừng thì cũng có những lo lắng và hồi hộp. Có những em vững tin vào khả năng của mình thì cũng có những em thất vọng về sự học của mình. Để tránh những lo lắng thái quá. Người viết xin mời mọi người cùng tham khảo về cách học hành của con em mình trong suốt thời gian còn cắp sách đến trường.

 
“Con hãnh diện vì người Việt chúng ta nhớ ơn cha mẹ hàng ngày, vì như thế mới trọn đạo làm con hiếu thảo. Đạo làm con dạy rằng: con cái phải biết vâng lời, hiếu đễ, thảo kính mẹ cha. Khi cha mẹ còn sống thì phải cầu nguyện, chăm sóc, giúp đỡ, phụng dưỡng, và làm vui lòng mẹ cha. Khi cha mẹ đã qua đời thì phải nhớ ngày giỗ kỵ đọc kinh xin lễ, và nhớ cầu nguyện hàng ngày cho linh hồn của các ngài”.

 
Có con đi học xa, kẻ làm cha mẹ, ai lại chẳng mong có ngày đi thăm con. Chúng tôi đã gặp những người khách từ phương trời xa lạ đến Hobart, để thăm con của họ đang học tại đây. Chúng tôi cũng thế, mặc dù mua nhà ở Hobart, nhưng nay đứa con gái út lại đi về thành phố Launceston, thành phố lớn thứ hai của tiểu bang Tasmania để thực tập hai năm cuối. Vợ chồng tôi suy nghĩ mãi rồi chúng tôi quyết định đi thăm  đứa con gái vào ngày thứ năm 21/3/12. Chỉ mới hơn 2 tháng, thế mà vợ chồng tôi tưởng như cả năm dài cách xa.

 
Tuổi đời cha tăng, theo tháng năm với đời.

Dù nhiều gian lao, cha vẫn vui vẫn cười.

Người là gương soi, cho con thêm lòng vững chí.

Có cha bên mình, gian khó con nào sợ chi.

 
“Đứng”. Tiếng hô to và dõng dạc của người trưởng lớp.

Cả lớp chúng tôi vội vàng đứng lên, làm dấu trước giờ học. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, hát kinh Lạy Cha như qui định của nhà trường. Hát xong, thầy giáo chào tất cả học sinh và thầy giới thiệu đề tài bài học.

 
Tôi chỉ nghe các cụ nói: “Dạy con từ thủa còn thơ”, chứ chưa hề nghe ai nói dạy cháu từ thủa nào bao giờ cả. Trong cuộc sống ở hải ngoại ngày nay. Sự liện hệ giữa cha mẹ và con cái, ngày càng trở nên phức tạp, và sự liên lạc giữa ông bà và các cháu càng ngày, càng ít mật thiết hơn nữa. Chính vì thế, người viết xin mạn phép bàn với các đấng bậc làm ông bà, về vấn đề dạy cháu trong cuộc sống ở hải ngoại ngày hôm nay.

 
  Ngay từ thủa bắt đầu đi học mẫu giáo, hay có nhiều gia đình từ lúc còn nhỏ khi, hãy còn ở nhà thì con trẻ đã được dạy làm các bài tính cộng và tính trừ. Các bài toán đơn giản như: 1+1= 2; 2+2= 4. Lúc ban đầu đứa bé có vẻ được dạy như học thuộc lòng. Dần dần với sự phát triển của trí thông minh. Các em sẽ làm được những bài tính cộng, tính trừ một cách cần có sự suy nghĩ nhiều hơn, bài toán có vẻ khó khăn hơn. Thí dụ như cộng có nhớ số: 16+15 = 31.  Các em cũng được thày cô, cha mẹ giải thích trong tính cộng có tính trừ. Thí dụ như: 2+4= 6, và 6 - 4= 2, hoặc 6 - 2= 4. Những bài toán cộng và trử ấy đã được dạy cho con trẻ ở trường học. Còn về phần trường đời, các bậc phụ huynh dạy các em làm bài tính cộng , tính trừ như thế nào? Hay nói khác đi, chúng ta đã dạy con của chúng ta đem áp dụng những bài tính ấy vào cuộc sống ra sao. Đó là chủ tâm người viết muốn hầu chuyện cùng qúi vị phụ huynh học sinh trong trang Học sinh của báo Dân Chúa tháng Tư năm nay.

 
Đối với những người đang ở tuổi vào bậc làm ông bà thì chẳng còn ai lạ gì với câu nói của cổ nhân: “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”. Câu nói này, có ý nghĩa thiên về cách dạy con, dạy vợ cách ăn ở lễ phép hơn là dạy học. Ngày nay, các bậc làm cha mẹ đều mong muốn cho con mình sau này học hành giỏi giang, trở thành ông này bà nọ, nên đa số đã gắng công sức đi tìm thầy cô, tìm trường tốt cho con mình học chữ ngay từ lúc còn bé tí tẹo, chưa biết gì.